Màn hình LCD

Màn hình vi tính phù hợp cùng mekongt qua cách chọn của bạn

Màn hình vi tính LCD ngày nay đang trở nên quá phổ biến cũng như gần thay thế hoàn toàn CRT. Dù vậy giữa hàng ngàn model, để chọn mua được chiếc màn hình ưng ý, hãy cùng mekongt bỏ túi cho mình một vài kinh nghiệm hay dưới đây.

  1. Bề mặt màn hình

Màn hình vi tính phù hợp với cpu

Màn hình nhám (trái) và màn hình gương (phải)
Cả 2 loại màn hình đều sử dụng các tấm nền LCD giống nhau. Điểm khác biệt duy nhất nằm ở lớp phủ của chúng.

Màn hình gương thường có độ tương phản lớn hơn và cho màu sắc sống động, có độ bão hòa nhiều. Tuy vậy, ánh sáng chiếu lên màn hình có thể bị phản xạ gây khó chịu trong điều kiện ánh sáng mặt trời có thể khiến cho màn bị bóng quá mức và tệ nhất là không thấy gì.

Trong khi đó, màn hình nhám có một lớp phủ chống chói trên bề mặt. Nó giúp cho màn có thể ngăn chặn được hiện tượng phản xạ tốt hơn nhiều so với màn gương. Tuy nhiên, điểm yếu của màn hình nhám là lớn phủ này sẽ khiến cho màu sắc thể hiện không được đẹp cho lắm.

Nếu bạn đang chọn mua màn hình để dùng với chiếc máy bàn desktop rất có thể bạn nên chọn màn hình gương. Bởi chúng ta để cố đinh chứ không mang chúng ra ngoài như laptop. Tất nhiên sự lựa chọn này chỉ hoàn toàn đúng nếu căn phòng mà bạn đặt máy không bị ánh sáng chiếu vào quá nhiều. Tất nhiên việc chọn lựa tuỳ thuộc vào bạn!

  1. Độ phân giải

Màn hình vi tính phù hợp nhất

Hiện nay, hầu hết các màn hình trong khoảng 22- 27-inch thường có độ phân giải 1.920 x 1.080 và được gọi là màn hình Full HD.

Mỗi màn hình LCD có một độ phân giải tối ưu tương ứng với số lượng điểm ảnh trên tấm panel của màn hình. Dĩ nhiên bạn có thể hiển thị ở độ phân giải thấp hơn, tuy nhiên chất lượng hình sẽ tệ hơn thấy rõ. Nếu bạn thường xuyên chơi game thì cần phải cân nhắc kĩ yếu tố này trước khi bỏ tiền mua một màn hình kích cỡ lớn bởi LCD chỉ có thể hiện thị hình ảnh tốt nhất ở độ phân giải tối ưu, và nếu card đồ họa của bạn không thể “kham” nổi game ở độ phân giải này thì rất lãng phí số tiền bỏ r

  1. Tốc độ làm tươi

    Điều đầu tiên bạn nên biết là màn hình LCD không bị nháy khi để tần số refresh quá thấp như màn hình CRT. Chỉ số này thông thường là 60Hz, tuy nhiên một số loại màn hình có thể hỗ trợ tần số quét cao hơn. Nếu để refresh rate khác với 60Hz có thể màn hình sẽ gặp hiện tượng mờ hình, lúc này bạn hãy bật tính năng Auto Adjust để màn hình tự động chỉnh lại nét.

  2. Độ tương phản

Màn hình vi tính phù hợp nhất

Độ tương phản (contrast) là sự khác biệt giữa màu sáng trắng mạnh nhất và màu tối nhất trên màn hình, độ tương phản càng cao thì khả năng hiển thị các chi tiết trong vùng tối và sáng sẽ sẽ tốt hơn. Các loại màn hình LCD trên thị trường có độ tương phản từ 200:1 tới 700:1 và thông dụng trong khoảng 350:1 và 500:1. Bạn nên chọn loại có độ tương phản từ 350:1 trở lên.

  1. Thời gian đáp ứng

Mỗi điểm ảnh trên màn hình tương đương như 1 bóng đèn, thời gian đáp ứng chính là thời gian tắt bật đèn.

Tần số đáp ứng của màn hình LCD được tính bằng tổng thời gian một điểm ảnh sáng lên và sau đó tắt đi. Do thời gian tắt thường chậm hơn thời gian bật nên đôi lúc sẽ gặp phải hiện tượng “bóng mờ” (một số người gọi đó là bóng ma) do màu cũ chưa kịp tắt thì điểm ảnh đã phải theo nh của card đồ họa hiển thị một màu mới. Muốn tránh gặp việc này bạn nên chọn màn hình có thời gian đáp ứng thấp, tốt nhất là khoảng dưới 5ms.

6. Góc nhìn

Màn hình vi tính

Đây là một nhược điểm của màn hình LCD, nếu bạn nhìn vào màn hình ở các góc khác nhau, màu sắc trên màn hình sẽ bị biến đổi khác nhau, gây bất tiện trong trường hợp có nhiều người đang cùng nhìn vào màn hình. Hầu hết các loại LCD hiện nay đều có góc nhìn khá rộng, tuy và để chắc chắn bạn vẫn nên kiểm tra cho vừa ý.

7. Đèn nền

Các loại màn hình LCD đều có một nguồn sáng phụ bổ trợ đặt phía sau nếu không màn hình sẽ tối đen và bạn hầu như không thể nhìn thấy gì. Hiện nay các loại màn hình LCD chủ yếu sử dụng đèn neon hoặc LED. Màn hình sử dụng đèn nền LED tuy giá thành cao hơn nhưng có rất nhiều ưu điểm như tiết kiệm điện, thời gian khởi động nhanh và không bị tối dần theo thời gian như đèn neon. Ngoài ra, cần cẩn thận vì một số loại màn hình kém chất lượng có thể có hiện tượng “rò sáng” xung quanh viền của màn hình. Để kiểm tra bạn hãy để màn hình hiển thị toàn màu đen và kiểm tra xem có bị rò sáng hay không. Đối với các loại LCD tốt, hiện tượng này hầu như không xảy ra nhưng không nên loại trừ trường hợp sản phẩm bị lỗi.

 

Bình Luận