Card màn hình, Game thủ

Lỗi của card màn hình phải làm thế nào để tự khắc phục

Lựa chọn và mua được một “em” VGA ưng ý quả là niềm vui lớn đối với người dùng, nhưng trong suốt quá trình sử dụng, đôi khi card màn hình sẽ gặp phải một số vấn đề và không thể hoạt động trơn tru như chúng ta mong muốn. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp lại những lỗi thường gặp nhất và cách khắc phục, chắc chắn rằng sau khi đọc xong, các bạn sẽ có thể tự sửa chữa được card màn hình của mình.
Lỗi của card màn hình:
Lỗi thứ 1: không thể thay thế card onboard bằng card màn hình loại PCI, AGP hoặc PCI-EXPRESS

Cách khắc phục: trước hết bạn hãy kiểm tra danh sách các hãng card màn hình được hỗ trợ bởi nhà sản xuất bo mạch chủ máy tính của bạn, có thể card màn hình bạn vừa mua không tương thích do đó bạn không thể lắp nó lên bo mạch được. Bạn hãy thử cài đặt một loại card màn hình với chipset khác với loại trước đó (VD: thay thế card ATI bằng Nvidia, Gygabite thay cho MSI.v.v..), đôi khi cách này sẽ khắc phục được vấn đề.

Cách tiếp theo đó là hãy vào trình cài đặt BIOS để vô hiệu hóa card onboard, để vào BIOS bạn hãy bấm phím Del khi máy tính vừa khởi động hoặc phím F1, F2, F10 tùy theo hãng sản xuất.

Tiếp theo, bạn cũng nên kiểm tra jumper (một dạng công tắc) của bo mạch chủ vì nhiệm vụ của nó là thay đổi giữa sử dụng card onboard hay card màn hình ngoài, thông tin về jumper được cung cấp trong sách hướng dẫn sử dụng của bo mạch chính, hoặc bạn cũng có thể tìm kiếm trên internet.

Cuối cùng, nếu card màn hình bạn đang sử dụng là loại PCI, bạn có thể thử lắp nó vào một khe cắm card khác và đảm bảo độ chắc chắn tuyệt đối, vì chỉ cần đầu tiếp xúc của card và khe cắm cách nhau 2mm cũng có thể làm card không hoạt động.

Lỗi thứ 2: không thể thay đổi độ phân giải và độ sâu màu của màn hình
Lỗi của card màn hình
Cách khắc phục: hãy kiểm tra xem bạn đã cài đặt card màn hình đúng cách trên Windows chưa, nếu bạn đã cài đặt đúng mà vẫn không tinh chỉnh được 2 thông số trên thì có thể driver của card màn hình bạn đang sử dụng đã cũ, hãy nâng cấp driver của VGA lên phiên bản mới nhất, bạn có thể tìm thông tin về driver của card màn hình bạn đang sử dụng trên website của nhà sản xuất.

Lỗi thứ 3: không thể chọn tần số quét mong muốn(refresh rate)

Cách khắc phục: bạn hãy kiểm tra và update driver của màn hình máy tính, về phần VGA thì tương tự như lỗi thứ 2.

Lỗi thứ 4: màn hình chỉ hiển thị được ở chế độ DOS và trong quá trình khởi động Windows

Cách khắc phục: ở lỗi này, mình sẽ nói rõ hơn về “triệu chứng” của nó, hình ảnh hiển thị ở DOS và quá trình khởi động Win sẽ có chất lượng ổn nhất, còn khi vào đến Win thì hình ảnh lại xấu đi, màn hình Desktop vẫn hiển thị được nhưng không đẹp. Để có thể xử lý lỗi thứ 4 này, chúng ta sẽ đưa Windows vào chế độ safe mode (bấm f8 trước khi logo Windows xuất hiện) vì chế độ này sẽ sử dụng driver chung của card màn hình, do đó cho phép người dùng có thể chọn được driver đúng nhất cho card màn hình của mình.

Một thao tác khác của người dùng cũng có thể gây ra lỗi này đó là sử dụng các phần mềm của bên thứ 3 để tăng tốc đồng hồ tốc độ của VGA quá mức cho phép, hãy vào safe mode để khôi phục lại tốc độ mặc định của đồng hồ VGA và vấn đề đã được giải quyết!

Lỗi cuối cùng: không thể thay đổi các cài đặt OpenGL hoặc DirectX (Direct 3D)
Lỗi của card màn hình và khắc phục
Cách khắc phục: hãy cài đặt driver cho card màn hình của bạn từ phía nhà cung cấp, vì các driver VGA của Windows thường không hỗ trợ 3D hoặc các tùy chọn nâng cao khác.

Trên đây là một số lỗi thường gặp và cách khắc phục khi sử dụng hoặc cài đặt card màn hình, trong các bài viết sau, mình sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết hơn về Driver của card màn hình. Chúc các bạn có thể tự sửa chửa card màn hình của mình khi gặp trục trặc!

 

 

 

Bình Luận